SIMCO đã thực hiện đầu tư vào hai dự án khai thác đá Marble: Mỏ đá trắng Mông Sơn VII (Yên Bái) và Mỏ Nayputaung Marble ở Myanmar.
1. Mỏ Đá Trắng Mông Sơn VII (Yên Bình, Yên Bái)
Mỏ đá trắng Mông Sơn VII nằm ở Huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, thuộc khu vực đá trắng có trữ lượng và chất lượng được cho là tốt nhất Việt Nam. Hiện tại có nhiều công ty đang khai thác các đá trắng ở khu vực này trong đó có mỏ Mông Sơn VII của Công ty CP khoáng sản Simco - Fansipan (SIFACO).
Ảnh khai thác mỏ Mông Sơn VII của SIFACO.
Mỏ Mông Sơn VII có tổng diện tích 27,45 ha, bao gồm khu vực khai thác 17,6 ha và khu phụ trợ sản xuất 9,85 ha (bao gồm bãi tập kết vật liệu, kho mỏ, khu văn phòng và một số công trình phụ trợ khác).
Hiện tại, mỏ đã có hệ thống đường giao thông và điện lưới quốc gia 35kV rất thuận tiện. Vị trí của Mông Sơn VII cách trung tâm thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái khoảng 40 km đường bộ; Mỏ nằm cạnh cảng nước sâu nên giao thông thủy thuận tiện hơn so với các khu vực khác trong khu vực.
Mỏ Mông sơn VII cạnh cảng nước sâu thuận tiện vận chuyển sản phẩm sau khai thác.
Theo báo cáo thăm dò khoáng sản mỏ đá hoa trắng Mông Sơn VII đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 735/QĐ-HĐTLKS ngày 22/7/2010 với tổng trữ lượng đá hoa trắng đạt chỉ tiêu làm bột Carbonat canxi cấp 121 + 122 là 47.594.000 tấn. Trong đó:
- Trữ lượng cấp 121 là 8.277.000 tấn;
- Trữ lượng cấp 122 là 39.317.000 tấn.
Chất lượng đá hoa trắng mỏ Mông Sơn VII như sau:
- Hàm lượng CaCO3 ≥ 98% (Trong đó CaO ≥ 54%);
- Hàm lượng Fe2O3 ≤ 0,01 %;
- Hàm lượng SiO2 ≤ 0,03 %;
- Độ trắng 85 – 98%.
Khởi công xây dựng cơ bản mỏ Mông Sơn VII từ ngày 09/01/2019. Tính đến ngày 30/4/2022, đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng cơ bản. Nhiều công trình như tuyến vận chuyển vào kho mỏ, xây dựng kho mỏ, kho chứa sản phẩm, bến cảng, tuyến vận tải số 1 và tuyến đường di chuyển thiết bị số 1 đã hoàn thành. Hiện tại về cơ sở hạ tầng, tuyến giao thông từ cảng đến khu mỏ Mông Sơn VII, từ cos +50 đến cos +276 đã hoàn thành.
Hiện Sifaco và các đơn vị thi công mới tiến hành thăm dò, khai thác mỏ tại vị trí Xẻng số 2 (cos +320), có dấu hiệu là thân đá trắng, có lẫn ít tạp chất, đồng thời xác định có đá khối chất lượng cao.
Quý II, III, IV / 2022 sẽ khai thác mỏ tại xẻng số 2, đồng thời hoàn thành tuyến khai thác. Việc bán đá khối có thể được bắt đầu vào quý 3 và 4 năm 2022.
2. Mỏ Nayputaung Marble ở Myanmar
Lễ ký kết đầu tư mỏ đá Marble của SIMCO dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Myanmar ngày 02/04/2010.
Dự án khai thác đá Marble Nayputaung thuộc Công ty TNHH MYANMAR SIMCO Sông Đà (MYSICO) là một trong 03 dự án trọng điểm giữa hai Chính phủ Việt Nam và Myanmar. Mỏ nằm trên núi Nay Pu Taung, cách thành phố Yango (Myanmar) 700km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những mỏ đá cẩm thạch lớn nhất của Myanmar.
Tóm tắt Dự án đá Nayputaung:
a. Trữ lượng mỏ: 87 triệu tấn (khoảng 34 triệu m3).
Hệ số thu hồi: 40%;
Khối lượng thu hồi: 34 triệu tấn đá marble (khoảng 13 triệu m3).
b. Chất lượng đá marble:
- Độ cứng: 3,5-4 Moh
- Thành phần ổn định, màu sắc đồng đều;
- Về cơ bản, đá marble hiếm có thay đổi thứ sinh, ít dập và có mật độ nứt thấp, tỉ lệ thu hồi đá block cao
- CaO: 49,56% MgO: 0,76%
- SiO2: 6,01% Al2O3: 1,51% Fe2O3: 1,12%
- Độ cứng (Moh): 3,5 Độ mài mòn: 7,8%
- Mật độ: 2,7g/cm3 Độ hút ẩm: 0,25%
- Độ thấm: 0,74% Cường độ nén: 682,5kg/cm2
c. Màu sắc: đá marble Nayputaung có 3 màu cơ bản: xám thẫm, xám nhạt và sô-cô-la nâu.
d. Mẫu đá Nayputaung đại diện cho đá marble Myanmar được trưng bày tại Bảo tàng đá quý Yangon.
e. Công suất sản phẩm:
Some pictures of Marble block products in Myanmar
Do vấn đề cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển của Myanmar trong thời gian qua không thuận lợi nên việc triển khai đầu tư khai thác mỏ đá này đã không được như dự kiến. Hiện Mysico (liên doanh giữa SIMCO và Việt Trang) đang làm việc với các đối tác Đức và Trung Quốc để đàm phán chuyển nhượng dự án này. Các sản phẩm đá xẻ đã được xuất khẩu cho các đối tác này trong quá khứ nên việc đàm phán có tính khả thi cao.